Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bướm bạc cây (Mussaenda pubescens Ait.f.)

4/03/2023

Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait.f.

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Tên khác: Bươm bướm, Be họp ghang (Dao).

Mô tả: Cây nhỡ, cao 1 – 2 m, phân nhiều cành. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, mặt dưới nhạt và đôi khi có lông. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng; tràng hoa 5 cánh, ống tràng dài và hẹp; nhị 5, dính vào chỗ loe của ống tràng; bầu 2 ô, nhiều noãn. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen.

Mùa hoa quả: Ra hoa kết quả vào mùa hè (tháng 5 – 8).

Phân bố: Hầu hết các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Bắc bộ (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Lâm Đồng).

Bộ phận dùng: Thân và rễ – Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis.

Thành phần hóa học: Saponin triterpenoid (mussaendosid D – V), sterol (stigmasterol, doursterol phytosterol). Ngoài ra còn có iridoid glycosid, acid phenolic (acid caffeic, acid ferulic), tinh dầu (gồm các thành phần chính: acid hexenoic 2 – butyl ester, 2 – hexenoic 2 – hexenyl ester, và ionon).

Công dụng: Dùng làm thuốc giảm đau, trị ho, bạch đới; trị cảm mạo, sổ mũi. Hoa Bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, sốt cách nhật, dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, gẫy xương. Rễ bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới. Cành và thân lá cũng dùng như trên.

Cách dùng: Liều dùng 15 – 30 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Tri thức sử dụng của dân tộc: Dân gian thường dùng làm thuốc trị cảm mạo, sổ mũi, say nắng, viêm họng, viêm amidan, viêm thận, phù thủng, viêm ruột, tiêu chảy, phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Ở một số tỉnh của Trung quốc còn dùng Bướm bạc để giải độc nấm và phá thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

phone zalo messenger back to top
Xóa sản phẩm thành công. Thêm vào giỏ hàng thành công.