Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cơm cháy (Sambucus javanica Blume)

3/03/2023

Tên khoa học: Sambucus javanica Blume.

Họ: Kim ngân (Caprifoliaceae).

Tên khác: Năng gao ghang.

Mô tả: Cây nhỡ, cao 2 – 3 m, có khi hơn. Thân xốp gần tròn, nhẵn, có nhiều lỗ bì, màu lục nhạt. Lá mọc đối, kép lông chim, gồm 5 lá chét hình bầu dục hoặc hình mác, lá chét bên thường lệch hoặc chia hai, mép khía răng đều, cuống lá có rãnh ở mài trên và loe rộng ở phía gốc. Cụm hoa mọc thành xim, nom như tán kép ở ngọn, có lá bắc và lá bắc con, hoa màu trắng; đài có 5 răng ngắn; tràng hình bánh xe có 5 thùy; nhị 5 dính ở phần trên của ống tràng, xếp xen kẽ với các cánh hoa, bầu hạ, 3 ô. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen; hạt dẹt, 3 cánh.

Mùa hoa quả: mùa hoa tháng 5 – 8, mùa qủa tháng 9 – 11.

Phân bố: Ở Việt Nam, Cơm cháy có diện phân bố rộng rãi, từ vùng núi đến trung du. Phân bố tại các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và Lâm Đồng.

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Sambuci Javanicae.

Thành phần hóa học: Cơm cháy chứa triterpenoids  – amyrin palmitat, acid ursolic, stigmasterol, campesterol, tanin.

Công dụng: Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá trị viêm thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 – 20 g để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa kiết lỵ, táo bón và thấp thũng.

Cách dùng: Liều dùng 30 – 60 g dạng thuốc sắc.

Tri thức sử dụng của dân tộc: Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây Cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ. Nay nhân dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú.

phone zalo messenger back to top
Xóa sản phẩm thành công. Thêm vào giỏ hàng thành công.