Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Râu hùm (Tacca chantrieri Andr.)

30/07/2023

Tên khoa học: Tacca chantrieri Andr.

Họ: Râu hùm (Taccaceae)

Tên khác: Nưa, Râu hùm hoa tía, Phá lùa (Tày), Cẩm đia la, Pinh đỏ (K’dong), Củ dòm (Ba Na).

Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ hình gần trụ, mọc bò, dài, có đốt. Lá hình mác thuôn hoặc trái xoan –  bầu dục, dài 50 cm, rộng 20-25 cm, gốc tù lệch nhau, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn bóng, mặt dưới đôi khi có ít lông nhỏ, mép lá nguyên, lượn sóng, gân chính nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ, hình lòng máng, dài đến 30 cm.

Cụm hoa mọc trên mọt cán thẳng hoặc cong thành tán, ngắn hơn lá, nhẵn hoặc có ít lông; tổng bao có 4 lá bắc rộng bản, hình tim, không cuống mọc đối chéo nhau, hai lá to, hai lá nhỏ, màu lục, tía hoặc tím đen; lá bắc con dạng sợi dài cùng màu; hoa 15-20 cái, màu tím đen, chỉ nhị đính vào giữa bao hoa; bầu hình nón ngược.

Quả nang dài, màu đỏ tím; hạt hình thận, có ván dọc.

Mùa hoa quả: Mùa hoa (tháng 7-8), mùa quả (tháng 9-10)

Phân bố:

Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở vùng Nam Trung Quốc xuống đến khu vực Đông Dương và một số nước Đông Nam Á khác.

Ở Việt Nam, cây tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi từ Tây Nguyên trở ra, gồm Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn,…

Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái quanh năm

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa saponin steroid.

Công dụng và cách dùng: Thân rễ được dùng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Lấy 50 g thân rễ khô, giã nhỏ trộn với 30g Bồ kết nướng, ngâm vào 0,5 lít rượu để 1-2 tuần, dùng xoa bóp vào chỗ đau nhức.

phone zalo messenger back to top
Xóa sản phẩm thành công. Thêm vào giỏ hàng thành công.