Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tam giác mạch (Fagopyrum esculentum Moench.)

4/03/2023

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench.

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

Tên khác: Kiều mạch, Mạch ba góc

Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,5 – 1,5 m. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều. Lá mọc so le, tam giác nhọn, gốc lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, có cuống, hai mặt nhẵn, lá gần ngọn hẹp, gần như không cuống hoặc ôm thân, lá bẹ hình màng; gân lá hình chân vịt. Cụm hoa dạng xim, mọc ở đầu cành và kẽ lá, mỗi xim gồm nhiều hoa màu trắng hoặc hơi hồng, hoa lưỡng tính. Quả bế, dài 6 – 8 mm, hình bầu dục, có 3 cạnh; gồm 2 lần vỏ, lớp vỏ ngoài màu xám khi già, lớp vỏ hạt trong mọng, màu trắng vàng. Hạt có nội nhũ bột lớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp.

Mùa hoa quả: Hoa (tháng 10-12), quả (tháng 1-3)

Phân bố: Một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai)

Bộ phận dùng: Lá (thu hái quanh năm), hạt

Thành phần hóa học: Rutin, quercetin, hyperin, acid protocatechic, epicatechic, squalene, ox- tocopherol

Công dụng: Phòng ngừa các tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch. Ngoài ra còn dùng chữa tràng vị tích trệ, tiêu chảy. Là nguồn lương thực quan trọng ở một số tỉnh miền núi.

Cách dùng: Chiết xuất rutin từ lá (cao nhất), hoa. Hạt nghiền thành bột, dùng để chế biến các món cháo, bánh,…

Tri thức sử dụng của dân tộc: Ở các tỉnh miền núi, người dân thường sử dụng bột Tam giác mạch để làm bánh, nấu cháo. Quả và lá dùng để nuôi gia súc. Ở một số nơi người dân dùng để nấu canh ăn giúp kích thích tiêu hóa và làm sáng mắt, thính tai.

phone zalo messenger back to top
Xóa sản phẩm thành công. Thêm vào giỏ hàng thành công.