Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổ chim (Asplenium nidus L.)

30/07/2023

Tên khoa học: Asplenium nidus L.

Họ: Tổ điểu (Aspleniaceae)

Tên khác: Tổ điểu, Tổ quạ, Thiết giác.

Mô tả: Cây sống bám trên các cây to. Thân rễ ngắn có nhiều rễ phát triển thành chùm đan lại thành búi lớn phẳng nom như tổ chim, có tác dụng giữ mùn. Lá mọc thẳng từ thân rễ xếp hình hoa thị, có cuống rất ngắn phủ nhiều váy dài ở gốc, phiến lá to, dày, hình ngọn giáo dài 30 – 70 cm, rộng 5 – 10 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, gần giữa lồi rõ, gân bên sát nhau, liên kết lại ở gần mép lá. Ở túi bào tử mỏng, xếp chéo góc với gân chính và song song với gân phụ ở mặt dưới lá. Bào tử hình trái xoan, màu vàng sáng.

Mùa hoa quả: Tháng 3-5

Phân bố:

Trên thế giới, Tổ chim phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi.

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thành phần hóa học:

Công dụng và cách dùng:

Khi bị đòn ngã tổn hương, gãy xương, nhức đầu, liệt dương, bệnh lậu. Dùng trong, ngày 15g toàn cây, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Ngoài ra, lá Tổ điều còn sắc uống để chữa nhức đầu, hoặc sắc lấy nước gội đầu để chữa bệnh ở da đầu, bệnh về tóc, rụng tóc.

phone zalo messenger back to top
Xóa sản phẩm thành công. Thêm vào giỏ hàng thành công.