Tô sơn (Torricellia angulata Oliv)
30/07/2023
Tên khoa học: Torricellia angulata Oliv.
Họ: Tô sơn (Torricelliaceae).
Tên khác: Áp qua ma (Dao), Tô sơn lá có răng, Thao lý mộc, Lan nê thu, Cuống bẹ.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, rụng lá, cao đến 10 m; nhánh tròn, không lông. Lá có phiến hình tim hay xoan, có 7 – 11 thuỳ can, dài 5 – 15 cm, rộng 6 – 16 cm, mép có răng cạn có tuyến, mỏng, không lông; cuống dài bằng phiến. Cụm hoa đực dài đến 18 cm; hoa đực rộng 4 – 5 mm; cánh hoa 5, đầu nhọn dài và cong vào trong; nhị 5; bầu lép nhỏ. Cụm hoa cái dài đến 45 cm, dài 5 thuỳ, bầu dưới, vòi nhuỵ 3, dài 2 mm. Quả hạch hình trứng, cao 6mm.
Mùa hoa quả: Ra hoa tháng 5 – 6, có quả tháng 1 – 3 năm sau.
Phân bố: Cây mọc tự nhiên, rải rác trong rừng, ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò), Kon Tum (Sa Thầy).
Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, hoa và lá – Cortex Radicis, Cortex, Flos et Folium Torricelliae Intermediae, thường gọ là Ðại tiếp cốt đau.
Thành phần hóa học: Một số hợp chất iridoid glycoside, phenylpropanoid và flavonoid glycoside đã được phân lập từ cây.
Công dụng và cách dùng: Rễ giã nát đắp ngoài tiêu, nọc sưng đau, nối xương, ngâm rượu uống trong có thể thư cân hoạt lạc. Vỏ rễ, hoa, quả điều huyết, tiếp xương, bổ hư, giải nhiệt, bình suyễn; dùng trị gãy xương, phụ nữ bị bệnh khô máu, sưng amygdal, háo suyễn và đòn ngã tổn thương.
Ở Trung Quốc, các bộ phận của cây được dùng trị gãy xương, đòn ngã tổn thương, bệnh khô máu (can huyết lao thương), sưng amygdal, háo suyễn.